1. Thách thức từ biến đổi khí hậu
Việt Nam là một đất nước có thế mạnh rất lớn về nông nghiệp, nổi bật là ngành hàng lúa gạo. Đây cũng là ngành kinh tế quan trọng của cả nước nói chung, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng.
Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, tình hình biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra ngày càng khốc liệt đã gây hậu quả nặng nề, dẫn đến nguy cơ mất an ninh về lương thực.
Mặc dù đã có kinh nghiệm phòng chống và thích ứng với hạn mặn, song nhiều khu vực tại ĐBSCL vẫn chịu các tác động nghiêm trọng trong đợt hạn mặn 2020.
–> Cụ thể 5 tỉnh bao gồm Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau và Long An đã phải công bố tình trạng khẩn cấp.
2. Xu hướng hiện đại trên thế giới ngày nay
Bước vào thời đại nông nghiệp công nghệ cao, hợp tác cùng phát triển, người dân không chỉ có nhu cầu ăn no mà còn ăn sạch.
Việc sử dụng thực phẩm có nguồn gốc không rõ ràng, chứa thành phần hóa học gây hại cho sức khỏe con người về lâu về dài, đã trở thành mối lo ngại rất lớn cho người tiêu dùng.
Trong khi đó, xu hướng phát triển, hợp tác của thế giới hiện đại ngày nay luôn đi kèm những nguy cơ gia tăng về các bệnh mãn tính.
Đây là những căn bệnh không thể phòng bằng vắc xin mà cần thực hiện bằng cách bổ sung vitamin, khoáng chất, dinh dưỡng một cách hợp lý.
Chính vì thế nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch, các loại dưỡng chất, thảo mộc đang được người dân trên thế giới ưa chuộng.
3. Nông nghiệp không chỉ đơn thuần là sản xuất nông sản
Theo số liệu thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2020, diện tích đất có rừng ở nước ta trên 14 triệu ha. Trong đó diện tích đất có rừng của Cà Mau chiếm 164 ngàn ha.
Tuy nhiên trong những năm qua, diện tích đất rừng ở nước ta sụt giảm đáng kể. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, làm Trái đất nóng dần lên.
Là một trong những nước chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia xử lý thách thức chung toàn cầu về biến đổi khí hậu bằng nhiều cách với tinh thần hợp tác cùng phát triển.
Tiêu biểu phải kể đến trồng rừng, phủ xanh những vùng đất mặn như cách mà HALOFAI – thương hiệu đầu tiên ở Việt Nam trồng và phát triển những loại cây chịu mặn đang thực hiện. Bên cạnh đó, HALOFAI còn là công ty có định hướng kinh doanh tín chỉ Carbon.
Việc phát triển thị trường Carbon sẽ giúp tạo ra sinh kế của người dân, chủ rừng và đồng thời thực hiện mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng.